Xuất khẩu thép, thép hình lối thoát cho ngành thép

20/02/2019
xuat-khau-thep-thep-hinh-loi-thoat-cho-nganh-thep

 

Khi nhu cầu tiêu thụ thép trong nước đang gặp khó khăn thì xuất khẩu thép đang là một giải pháp hàng đầu cho các nhà máy sản xuất thép, thép hình.

Giải pháp gỡ khó

ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) - cho biết, tình hình sản xuất và tiêu thụ thép, thép hình trong cả giai đoạn 2011-2013 gặp nhiều khó khăn do mất cân đối cung - cầu. Tình hình thị trường bất động sản năm 2012, năm 2013 tiếp tục gặp khó khăn, giá cả bất động sản nhà ở sụt giảm ở tất cả các phân khúc trên thị trường. Số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có giao dịch. Việc xây dựng nhiều nhà máy thép đã dẫn tới tình trạng thừa nguồn cung. Thí dụ như công suất thép xây dựng hiện vào khoảng hơn 10 triệu tấn/năm, cao hơn gấp 1,5 – 2 lần nhu cầu sử dụng trong nước. Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất thép của Việt Nam phải cạnh tranh với thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc khiến đầu ra gặp khó. Nhiều nhà máy sản xuất thép có thời điểm chỉ duy trì sản xuất đạt 40-50% công suất. Đơn cử như hiện nay nước ta có 15 nhà máy sản xuất gang với năng lực sản xuất lên đến 3,6 triệu tấn, song lượng sản xuất trong năm 2013 chỉ hơn 510 nghìn tấn, bằng 15-20% công suất của nhà máy. Lĩnh vực phôi thép có 26 nhà máy sản xuất với năng lực sản xuất lên đến mười triệu tấn, nhưng hiện nay cũng chỉ sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn, bằng 62% công suất.

Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, xuất khẩu (XK) là cách duy nhất gỡ khó cho các nhà máy sản xuất thép. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, XK sắt thép, thép hình năm 2013 đạt 2,5 triệu tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, tăng 12,8% về lượng và 9% về giá trị. Một số sản phẩm thép có lượng XK tăng cao như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng 65,8% (ước đạt gần 810 nghìn tấn trong năm 2013), tiếp theo là thép hình, thép không gỉ lần lượt tăng 47% và 40%...

Về thị trường, hiện các sản phẩm thép, thép hình đang được xuất khẩu sang 28 quốc gia trên thế giới như Brazil, Mỹ và các nước thuộc khu vực Đông - Nam Á… Đặc biệt, tại khu vực Đông - Nam Á, thép Việt Nam đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình. Đơn cử như năm 2013, Việt Nam đã XK gần 580 nghìn tấn sắt thép sang thị trường Campuchia, trị giá gần 400 triệu USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 10,68% về trị giá, chiếm 14,7% tổng trị giá XK. Những DN thép “chiếm lĩnh” khá tốt thị trường Campuchia là Thép miền Nam, Pomina, Thép Tây Đô, Sunsteel… bởi giá thép của các DN này cạnh tranh được với giá thép cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc…

Sắt thép cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hàng hóa xuất khẩu vào Myanmar năm 2013 với khoảng 29%, đạt kim ngạch 21,8 triệu USD, tăng hơn 329% so với cùng kỳ.

Thời gian qua, việc đẩy mạnh XK thép đến các thị trường trong khu vực là lựa chọn đúng đắn của các nhà máy sản xuất thép Việt Nam, bởi hiện Việt Nam đã có nhiều Hiệp định Thương mại tự do với khu vực ASEAN, giúp thuế XK sản phẩm sắt thép giảm xuống chỉ còn 0%, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho XK thép sang các thị trường này.

Ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Thiên Lộc (DTL) cho biết thêm, xuất khẩu là một trong những giải pháp gỡ khó cho ngành thép trong hoàn cảnh dư thừa nguồn cung như hiện nay. Do đó, trong năm 2014, Công ty CP Đại Thiên Lộc sẽ tiếp tục tổ chức lại hệ thống sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK thép.

Đón đầu cơ hội

Cơ hội cho xuất khẩu thép đang mở rộng hơn bao giờ hết khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong quá trình đàm phán dự kiến sẽ  được ký kết trong đầu năm nay.

Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) , khi tham gia vào TPP thì ngành thép hoàn toàn có lợi, tiêu thụ sản phẩm làm ra nhiều hơn và nhập khẩu được sản phẩm tốt hơn. Bởi sản phẩm thép của ta hiện đang ở phân khúc trung bình. Khi tham gia vào TPP, được giảm thuế, thép Việt sẽ có cơ hội gia tăng lượng bán ra tại các nước có nhu cầu thép ở phân khúc này. Bên cạnh đó, nhiều nước trong TPP lại có công nghệ làm thép cao cấp tốt hơn Việt Nam, đây cũng là cơ hội để người tiêu dùng trong nước mua được sản phẩm thép tốt với giá tốt.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thời gian qua, những DN đi đầu trong việc XK chủ yếu là những DN lớn, có tiềm lực sản xuất ra những sản phẩm tốt, có sức cạnh tranh như Tổng Công ty Thép Việt Nam, Pomina, Tôn Hoa Sen, SeAH... Đơn cử như nhờ đầu tư công nghệ hiện đại, công ty SeAH Việt Nam là DN đầu tiên tại Việt Nam có thể xuất khẩu mặt hàng ống thép sang các thị trường lớn và “khó tính” như Mỹ, Nhật Bản. Bên cạnh đó, ở lĩnh vực sản xuất tôn mạ, Tôn Hoa Sen cũng đã đầu tư cho dây chuyền sản xuất hiện đại NOF, có thể cho ra các sản phẩm đạt chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Ông Hồ Nghĩa Dũng nhấn mạnh, có nhiều nhà máy sản xuất thép hiện đã đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng các công nghệ hiện đại để giảm giá thành, sản xuất ra các sản phẩm thép, thép hình có chất lượng, có sức cạnh tranh. “Đây là cách thức thông minh nhất, không chỉ để chuẩn bị tốt nhất cho sự gia nhập TPP, khi các nhà máy sản xuất thép Việt phải cạnh tranh với các nhà máy sản xuất thép ở nhiều quốc gia khác, mà còn tăng sức cạnh tranh cho các nhà máy sản xuất thép ngay với các nhà máy sản xuất thép trong nước – khi thị trường thép, thép hình trong nước đang bão hòa và dư thừa nguồn cung”, ông Dũng cho hay.

Trần Anh Đức

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN